Bí kíp quản lý salon tóc hiệu quả

Xã hội phát triển, cuộc sống ngày càng được nâng cao. Song bên cạnh đó, con người cũng phải đối mặt với những mặt trái của sự phát triển: khói bụi, ô nhiễm môi trường, công việc quá tải, áp lực kiếm tiền, vấn đề về sức khoẻ, tình cảm… làm cho chúng ta căng thẳng, mệt mỏi. Để lấy lại được sự cân bằng, đến và được chăm sóc, nghỉ ngơi thư giãn tại salon là một biện pháp ngày càng được nhiều người lựa chọn.
Bí kíp quản lý salon hiệu quả
Thường thì vì nhu cầu của khách hàng (thậm chí của cả nhân viên) mà mỗi ngày ở salon lại có những vấn đề mới nảy sinh. Tuy nhiên, một số công việc gần như mang tính cố định và rất ít thay đổi. Chẳng hạn như bạn phải nhận và gọi điện thoại nhiều lần trong ngày, xếp lịch cho khách hàng, mua bổ sung đồ nghề, đào tạo nhân viên mới,… Ngoài ra, bạn cũng sẽ phải có lịch chia ca (có thể điều chỉnh khi nhân viên nghỉ phép), theo dõi các khoản thu chi, lên kế hoạch tiếp thị, quảng cáo và tổ chức những dịch vụ đặc biệt trong ngày hoặc trong tuần để thu hút khách. Về mặt nhân sự, bạn sẽ tuyển người, ghé qua các trung tâm/trường dạy nghề để tìm kiếm những nhân tố mới, đánh giá hiệu quả công việc của những nhân viên hiện tại, hướng dẫn, chỉ bảo những nhân viên trẻ, ít kinh nghiệm, hòa giải khi xảy ra mâu thuẫn giữa các nhân viên. Và tất nhiên, nếu bạn có chứng chỉ hành nghề, bạn cũng sẽ tham gia làm các công việc chăm sóc tóc và tạo mẫu tóc.
Công việc của người chủ salon có thể kể cả ngày không hết. Chính vì thế, nhiều người phải thuê thêm một người quản lý để phụ trách những công việc mang tính hành chính, dù salon của họ không lớn lắm. Đây là điều đáng làm nếu bạn muốn tập trung vào công việc chuyên môn là tạo mẫu tóc – riêng công việc này đã chiếm khá nhiều thời gian trong một ngày làm việc của bạn. Tất nhiên, bạn vẫn có thể tranh thủ làm những công việc hành chính trong khi chờ thuốc uốn/nhuộm ngấm vào tóc hay lúc vãn khách. Song để dành toàn tâm, toàn ý cho những việc cần sự tỉ mỉ, cẩn trọng và nghiêm túc như ghi chép, cân đối sổ sách thì thật là khó.
Bối cảnh kinh tế sẽ là yếu tố chính ảnh hưởng đến công việc làm ăn của bạn. Nếu tình hình kinh tế sáng sủa, mọi người sẽ chịu khó chi tiền cho các dịch vụ salon, spa cao cấp như matxa, đắp mặt nạ toàn thân và cả những dịch vụ mà họ có thể tự làm tại nhà. Nhưng khi nền kinh tế ảm đạm, họ sẽ sẽ hạn chế đi salon và nếu có đi thì cũng chỉ chọn những dịch vụ cơ bản nhất và bình dân nhất.
Để tránh rơi vào tình trạng khó khăn, hãy nghiên cứu thị trường mà bạn hướng đến. Bằng cách này, bạn có thể nắm được mức thu nhập trung bình của khu dân cư nơi bạn mở salon. Kỹ hơn nữa, bạn có thể có được số liệu về tỷ lệ người đi làm và loại hình công việc của họ. Nếu thị trường của bạn có nhiều công nhân và lao động phổ thông thì khi nền kinh tế suy thoái, họ sẽ thắt lưng buộc bụng nhiều hơn và bạn sẽ dễ mất khách hơn. Các dịch vụ về tóc là những dịch vụ thiết yếu nhưng người ta hoàn toàn có thể giãn cách thời gian giữa các lần sử dụng dịch vụ nếu kinh tế khó khăn. Vì thế, bạn hãy nhấc điện thoại lên và gọi điện cho cơ quan quản lý kinh tế ở khu vực mình để biết tình hình của địa phương ra sao.
Trang web của Salon tóc tại cần thơ của bạn
Giống như khi bạn muốn biết về thông tin sản phẩm và dịch vụ của công ty nào đó, bạn sẽ vào trang web của họ thì trang web của salon bạn sẽ là nơi khách hàng đến để tìm hiểu về bạn. Vì thế, bạn hãy sử dụng trang web để đăng tải các loại thông tin “chào hàng” như giờ mở cửa, sơ đồ chỉ dẫn, danh mục dịch vụ,…
Salon
•    Liệu bạn có tư vấn cho khách hàng mới không? Có tính phí cho việc này không?
•    Bạn có tạo được kiểu cho khách giống hệt như … (tên người nổi tiếng nào đó) không?
•    Kiểu tóc mới nhất là gì?
•    Các nhà tạo mẫu tóc của bạn có kinh nghiệm không? Họ được đào tạo ở đâu?
•    Giá dịch vụ là bao nhiêu?
•    Bạn có bán thẻ quà tặng không?
•    Dòng sản phẩm chăm sóc tóc mà bạn sử dụng là gì?
•    Bạn có chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng không?
•    Salon của bạn nằm ở đâu?
•    Giờ mở cửa như thế nào?
•    Làm sao để có thể liên hệ được với bạn?
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét